Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

14 mẫu phòng ngủ đẹp mê hoặc

Bạn có muốn sau này được ngủ trong những căn phòng thế này?

1 | phòng ngủ hiện đại với độ tương phản cao màu đen và trắng với ánh sáng tuyệt vời.



2 | Một phòng ngủ tuyệt đẹp với một chiếc giường độc đáo



3 | Phòng ngủ thanh lịch với một góc nhìn tuyệt đẹp hướng ra ngoài



4 | Phòng ngủ mở có trang trí tường.



5 | Phòng ngủ sang trọng có kích thước lớn và các bố trí màu sắc hài hòa tuyệt vời 





6 | Một phòng ngủ đẹp với họa tiết độc đáo



7 | Một phòng ngủ có tầm nhìn hướng ra biển





8 | Phòng ngủ chính có phòng tắm trong nhà và với một tầm nhìn tuyệt vời



9 | Hiện đại, nhưng vẫn có một hương vị phương Đông



10 | Trọng tâm là bức tranh ở đây. Rất cuốn hút



11 | Mềm mại, tươi và cổ điển



12 | Phòng có tầm nhìn tuyệt vời.


13 | Một phòng ngủ tuyệt đẹp với ánh sáng mê hoặc.


14 | Xanh mát


Nguồn: architecturendesign

7 lợi ích từ vỏ trứng các bà nội trợ không thể bỏ qua!

Bạn thường làm gì với vỏ trứng? Chớ vội vứt đi nhé vì bạn không biết rằng chiếc vỏ nhỏ bé này có ích như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của mình đâu.
1. Bẫy côn trùng không độc hại: Rải vỏ trứng xung quanh cây cối và hoa màu trong vườn nhà bạn có thể làm nhụt chí những loài sâu bọ phá hoại cây trồng.
2. Làm cà phê bớt đắng: Trộn vỏ trứng vào bột cafe rồi mới pha sẽ làm bớt đắng mà vẫn giữ được mùi vị nguyên chất của cafe đấy.
3. Chất tẩy rửa sạch:Pha vỏ trứng tán nhuyễn vào ít nước xà bông hoặc với giấm là bạn đã có hợp chất tẩy rửa cho những vật khó chùi rửa như xoong, nồi cũ.

(Internet)
4. Thông cống: Vỏ trứng có tác dụng hòa tan các hạt chất thải rắn làm tắc cống. Bởi vậy, chỉ cần bạn đập vỏ trứng thành bột mịn, thả vào toilet, để qua đêm. Thêm chút giấm vào rồi hôm sau xả nước bồn cầu.
5. Chữa ngứa da: Hòa tan một ít vỏ trứng vào đã nghiền nhuyễn vào lọ đựng giấm táo (trong khoảng 2 ngày) và dùng hỗn hợp này để bôi lên vùng da ngứa ngáy.
6. Làm mặt nạ dưỡng da: Tán nhuyễn vỏ trứng khô, sau đó đánh đều với lòng trắng trứng và đắp hỗn hợp này lên mặt. Sau khoảng nữa tiếng, bạn rửa lại với nước mát. Cách làm này giúp săn da, làm da mặt khỏe.
7. Làm sạch máy xay: Bạn để vỏ trứng trong tủ lạnh cho cứng lại, rồi cho vào máy xay sinh tố và thêm thật nhiều nước, như vậy là một cách vệ sinh máy xay sinh tố vô cùng hiệu quả.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Tinh dầu là gì

[ Tinh dầu ]

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng tinh dầu như một phương thuốc thần kỳ để giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp của người phụ nữ.
Tinh dầu được tinh chế từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây, hoặc những thành phần khác của thực vật. Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng lượng và mạnh hơn 100 lần các loại thảo dược sấy khô.

TINH DẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ THỂ QUA 2 CON ĐƯỜNG CHÍNH ĐÓ LÀ QUA HÔ HẤP VÀ QUA DA:

- Qua hô hấp: các phần tử tinh dầu thông qua mũi gửi tín hiệu đến não bộ và các dây thần kinh, điều chỉnh hoạt động của cơ thể qua các dây thần kinh. Qua hô hấp sử dụng các loại đèn thăng dầu : Đèn xông hương, đèn xông hương tạo ẩm , các sản phẩm sử dụng tinh dầu nguyên chất…

- Qua da: bằng phương pháp massage hoặc xông hơi, các phần tử siêu nhỏ của tinh dầu sẽ dễ dàng thâm nhập và các lỗ chân lông rồi tiến sâu và các mao mạch ở lớp trung bì thông qua nang lông và tuyến mồ hôi rồi đi dần vào máu và hệ thống tuần hoàn, đến các cơ quan trong cơ thể.

Photo: [ Tinh dầu ]

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng tinh dầu như một phương thuốc thần kỳ để giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp của người phụ nữ.
Tinh dầu được tinh chế từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây, hoặc những thành phần khác của thực vật. Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng lượng và mạnh hơn 100 lần các loại thảo dược sấy khô.

TINH DẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ THỂ QUA 2 CON ĐƯỜNG CHÍNH ĐÓ LÀ QUA HÔ HẤP VÀ QUA DA:

- Qua hô hấp: các phần tử tinh dầu thông qua mũi gửi tín hiệu đến não bộ và các dây thần kinh, điều chỉnh hoạt động của cơ thể qua các dây thần kinh. Qua hô hấp sử dụng các loại đèn thăng dầu : Đèn xông hương, đèn xông hương tạo ẩm , các sản phẩm sử dụng tinh dầu nguyên chất…

- Qua da: bằng phương pháp massage hoặc xông hơi, các phần tử siêu nhỏ của tinh dầu sẽ dễ dàng thâm nhập và các lỗ chân lông rồi tiến sâu và các mao mạch ở lớp trung bì thông qua nang lông và tuyến mồ hôi rồi đi dần vào máu và hệ thống tuần hoàn, đến các cơ quan trong cơ thể.

TINH DẦU THIÊN NHIÊN ĐƯỢC CHIA LÀM 3 NHÓM

[ TINH DẦU THIÊN NHIÊN ĐƯỢC CHIA LÀM 3 NHÓM] :

Nhóm thư giãn:
Đó là nhóm tinh dầu hoa oải hương, cây trà và phong lữ. Cuộc sống bộn bề, đầy rẫy những lo toan, tính toán khiến bạn thấy bế tắc, tâm trạng không thoải mái, cảm xúc lẫn lộn, mệt mỏi … chính là những nguyên nhân khiến bạn mất ngủ….
Với tính năng chống stress và dị ứng, làm mềm dịu da, cho cảm giác thanh thản, ngủ ngon, nhóm tinh dầu này giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Hương thơm của tinh dầu sẽ mang không khí lãng mạn và êm dịu đem đến sự phấn chấn tâm hồn, vui vẻ nhẹ nhàng, thanh tịnh, tinh khiết sẽ đưa bạn vào giấc ngủ nhẹ nhàng và sâu lắng hơn… Những lúc căng thẳng nhất, hãy dùng đến chúng.

Nhóm giải độc:
Bao gồm tinh dầu quả chanh, bạch đậu khấu và khuynh diệp. Chúng có khả năng giải độc cho da, giúp loại bỏ những tế bào chết, ngăn chặn và điều tiết chất bã giúp da bớt nhờn, thải loại độc tố và chất bẩn tích tụ, mang lại làn da sáng mượt, hồng hào, trắng mịn và bạn có thể nói say goodbye với những sắc tố đen và tống khứ đám mụn nhọt ra khỏi khuôn mặt của bạn. Không những thế, tinh dầu còn kích hoạt và làm tiêu mỡ thừa dưới da giúp da săn chắc! Đồng thời, loại tinh dầu này còn giúp tinh thần sảng khoái, minh mẫn hơn.

Nhóm tái tạo:
Gồm tinh dầu bạc hà, cây thông và hương thảo. Tính năng của chúng là giảm mệt mỏi, tăng năng lượng, tạo sinh khí cho làn da, kích thích lưu thông máu, giúp da dẻ hồng hào. Đặc biệt, các loại tinh dầu này giúp giảm mệt mỏi, sưng tấy cơ bắp chân, hiệu quả tức thời
Ngoài những tác dụng nêu trên, tinh dầu còn có thêm một số công dụng như:
• Giúp tăng cường khả năng bảo vệ: tinh dầu hoa oải hương, khuynh diệp, trà
• Tạo không khí tươi mát: Tinh dầu thông, chanh, sả…Những loại tinh dầu này giúp bạn tẩy rửa, khử mùi và làm sạch ngôi nhà của mình với những mùi hương thơm mát.
• Xua đuổi côn trùng: tinh dầu bạc hà, cỏ xạ hương, cỏ chanh, sả… sẽ giúp bạn xua đuổi những loại côn trùng đáng ghét như gián, kiến, muỗi…
• Phòng và chữa các bệnh như: cảm cúm, nhức mỏi, xương khớp…
Tinh dầu tự nhiên là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đó là những phần tinh tuý nhất của cỏ cây hoa lá. Với mùi thơm tự nhiên, quyến rũ và những hoạt chất quý giá, tinh dầu đem lại cho ta rất nhiều tác dụng. Tinh dầu biết dùng đúng cách sẽ mang lại cho bạn hiệu quả không ngờ.

Photo: [ TINH DẦU THIÊN NHIÊN ĐƯỢC CHIA LÀM 3 NHÓM] :

Nhóm thư giãn:
Đó là nhóm tinh dầu hoa oải hương, cây trà và phong lữ. Cuộc sống bộn bề, đầy rẫy những lo toan, tính toán khiến bạn thấy bế tắc, tâm trạng không thoải mái, cảm xúc lẫn lộn, mệt mỏi … chính là những nguyên nhân khiến bạn mất ngủ….
Với tính năng chống stress và dị ứng, làm mềm dịu da, cho cảm giác thanh thản, ngủ ngon, nhóm tinh dầu này giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Hương thơm của tinh dầu sẽ mang không khí lãng mạn và êm dịu đem đến sự phấn chấn tâm hồn, vui vẻ nhẹ nhàng, thanh tịnh, tinh khiết sẽ đưa bạn vào giấc ngủ nhẹ nhàng và sâu lắng hơn… Những lúc căng thẳng nhất, hãy dùng đến chúng.

Nhóm giải độc:
Bao gồm tinh dầu quả chanh, bạch đậu khấu và khuynh diệp. Chúng có khả năng giải độc cho da, giúp loại bỏ những tế bào chết, ngăn chặn và điều tiết chất bã giúp da bớt nhờn, thải loại độc tố và chất bẩn tích tụ, mang lại làn da sáng mượt, hồng hào, trắng mịn và bạn có thể nói say goodbye với những sắc tố đen và tống khứ đám mụn nhọt ra khỏi khuôn mặt của bạn. Không những thế, tinh dầu còn kích hoạt và làm tiêu mỡ thừa dưới da giúp da săn chắc! Đồng thời, loại tinh dầu này còn giúp tinh thần sảng khoái, minh mẫn hơn.

Nhóm tái tạo:
Gồm tinh dầu bạc hà, cây thông và hương thảo. Tính năng của chúng là giảm mệt mỏi, tăng năng lượng, tạo sinh khí cho làn da, kích thích lưu thông máu, giúp da dẻ hồng hào. Đặc biệt, các loại tinh dầu này giúp giảm mệt mỏi, sưng tấy cơ bắp chân, hiệu quả tức thời
Ngoài những tác dụng nêu trên, tinh dầu còn có thêm một số công dụng như:
• Giúp tăng cường khả năng bảo vệ: tinh dầu hoa oải hương, khuynh diệp, trà
• Tạo không khí tươi mát: Tinh dầu thông, chanh, sả…Những loại tinh dầu này giúp bạn tẩy rửa, khử mùi và làm sạch ngôi nhà của mình với những mùi hương thơm mát.
• Xua đuổi côn trùng: tinh dầu bạc hà, cỏ xạ hương, cỏ chanh, sả… sẽ giúp bạn xua đuổi những loại côn trùng đáng ghét như gián, kiến, muỗi…
• Phòng và chữa các bệnh như: cảm cúm, nhức mỏi, xương khớp…
Tinh dầu tự nhiên là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đó là những phần tinh tuý nhất của cỏ cây hoa lá. Với mùi thơm tự nhiên, quyến rũ và những hoạt chất quý giá, tinh dầu đem lại cho ta rất nhiều tác dụng. Tinh dầu biết dùng đúng cách sẽ mang lại cho bạn hiệu quả không ngờ.

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Đa năng như dầu tràm - 10 công dụng ít ai biết..

Đa năng như dầu tràm - 10 công dụng ít ai biết..

Thương người già, yêu trẻ con, lành tính với bà bầu, dầu tràm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và gần như không có tác dụng phụ.

Từ xưa trong mỗi gia đình đều có sẵn một chai dầu tràm (còn gọi là dầu tràm trà) phòng khi trong nhà có người mệt nhọc, đau mỏi, trẻ con trở chứng đau bụng, cảm gió… Điều đáng quý của loại dầu này là để lâu không cạn, trái lại càng lâu càng nồng đượm và tăng thêm dược tính.

1.Phòng cảm cúm hữu hiệu
Người già, trẻ nhỏ, bà bầu hay bà mẹ sau sinh cơ thể thường rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu, trước khi đi ra khỏi nhà, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh thoa một ít dầu tràm lên cổ và thái dương có tác dụng cản gió, phòng cảm cúm rất tốt.

Vào những ngày chuyển sang thu, mỗi lần tắm cho bé, mẹ có thể cho vào chậu nước tắm vài giọt dầu tràm để đề phòng cảm lạnh. Tắm xong bôi một ít vào thái dương, cho bé ngửi một ít dầu tràm để làm ấm cơ thể.

Với những người bị cảm có thể xông với dầu tràm để trị cảm, giảm sổ mũi, ngạt mũi. Lấy một thau nước nóng, trùm mền kín người rồi nhỏ các loại tinh dầu vào thau nước, xông cho đến khi đổ mồ hôi. Năm 2008, nghiên cứu tại Viện Pasteur Tp.HCM cho thấy hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm H5N1. Bộ Y tế cũng đã đưa dầu tràm vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh ở địa phương.

2.Giảm đau mỏi cơ bắp
Tại sao phải sử dụng thuốc giảm đau và hứng chịu tất cả các tác dụng phụ của nó khi bạn đã có liệu pháp giảm đau từ dầu tràm. Cũng chính nhờ công dụng này mà dầu tràm trở thành người bạn thân thiết của người già. Bên cạnh việc dùng dầu tràm pha loãng trực tiếp xoa bóp lên các cơ bắp đau nhức; hãy thêm vài giọt dầu tràm vào bồn tắm nước nóng và ngâm mình trong đó, các cơ bắp đau mỏi sẽ được thư giãn tối đa.

Ngoài ra, tinh dầu còn làm giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, giảm sự cứng khớp. Hoạt chất giảm đau, kháng viêm có trong dầu tràm cũng tỏ ra hiệu quả trong việc điều trị đau ống cổ tay, bỏng và bong gân nhẹ. Tuy nhiên, cần chú ý không dùng quá nhiều để tránh gây kích ứng da.

3.Bảo vệ da với chất khử trùng tự nhiên
Công trình nghiên cứu của TS. AR Penfold, một nhà hóa học tại Sydney, Úc (quê hương của dầu tràm) cho biết, dầu tràm mạnh hơn gấp 13 lần acid carbalic (chất khử trùng phổ biến vào những năm đầu thế kỷ 19) trong việc loại bỏ vi khuẩn.

Trị nấm trên da: Chỉ cần thêm 2 giọt dầu tràm vào nước tắm, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng nhiễm nấm hay vi khuẩn trên da. Với nấm bàn chân, hãy thoa dầu tràm trà vào những vùng da bị nấm để vi khuẩn không lan ra những vùng xung quanh.

4.Giảm đau ngứa do côn trùng cắn: 
Để làm tan những vết tấy đỏ và đau ngứa do muỗi hoặc côn trùng cắn, bạn chỉ cần thoa một ít dầu tràm lên vết cắn hoặc sử dụng dầu tràm như một biện pháp phòng chống.

5.Chữa bệnh vảy nến:
Tác dụng này được phát hiện nhờ các nhà khoa học Trung Quốc. Thử nghiệm trên 42 bệnh nhân mắc bệnh vảy nến (đã điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả) sau 12 tuần liên tục bôi các thành phần chiết xuất từ dầu tràm, các vùng tổn thương do vảy nến gần như đã bị loại bỏ hết với tỷ lệ phục hồi là 80%. Các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm ứng dụng nghiên cứu này vào điều trị rộng rãi.

6.Nhiễm trùng tai:
Nhỏ giọt 2-3 giọt tinh dầu tràm vào 1/2 chén nước (hoặc nhiều hơn nếu bạn muốn). Nhẹ nhàng nhỏ hỗn hợp này vào tai, giữ nguyên trong 1 phút, nghiêng đầu cho nước chảy ra, để khô, lặp lại nhiều lần trong ngày. Xoa thêm dầu nguyên chất lên bề mặt ngoài của tai.

7.Trị ghẻ: 
Thoa dầu tràm nguyên chất lên các nốt ghẻ hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.

8.Trị gàu, đẹp tóc
Trong thành phần của tinh dầu tràm có các hoạt chất giúp nang tóc và da đầu được “khơi thông”, giữ độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Chỉ cần xoa dầu tràm vào da đầu, để qua đêm sẽ giúp giải quyết nhanh chóng những rắc rối do gàu mang lại. Các loại dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể ngăn ngừa gàu và loại bỏ chấy, phục hồi tóc khô và hư tổn.

9.Trị mụn và giảm nhờn hiệu quả
Mặc dù có chứa dầu nhưng dầu tràm không gây nhờn da (do được da thẩm thấu rất nhanh) mà ngược lại còn giúp làm se da, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm các giác bóng nhờn. Để trị mụn và chăm sóc da nhờn, bạn chỉ cần dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn, 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ngay cả mụn đầu đen và đầu trắng cũng bị dầu tràm loại bỏ dễ dàng. Bạn cũng có thể nhỏ 3 - 4 giọt dầu tràm vào sữa rửa mặt, sử dụng hàng ngày.

Dầu tràm cũng có tác dụng dưỡng da, giúp tái sinh tế bào bị lão hóa, giảm sẹo, mau lành vết thương. Để dưỡng da, bạn nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ.

10.Xử lý các vấn đề về răng miệng
Với khả năng kháng khuẩn cao nhưng vẫn an toàn cho cơ thể, tinh dầu tràm có thể chống hôi miệng, viêm lợi, giảm đau họng, đau răng.

Chống hôi miệng, viêm lợi: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm, súc miệng ngày 2-3 lần (lưu ý: không được uống). Đánh răng bằng kem đánh răng thông thường nhỏ thêm một giọt dầu tràm cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Đau, viêm họng: Súc miệng bằng tinh dầu tràm (8-10 giọt) pha loãng với nước. Thực hiện 2-3 lần trong 20 phút.

Giảm đau răng tạm thời: Nhỏ trực tiếp 1-2 giọt dầu tràm vào hốc răng bị đau hoặc nhỏ lên ngón tay và dùng ngón tay chà lên răng và xung quanh nướu. Hãy cẩn thận để không nuốt phải dầu.

Photo: Đa năng như dầu tràm - 10 công dụng ít ai biết..

Thương người già, yêu trẻ con, lành tính với bà bầu, dầu tràm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và gần như không có tác dụng phụ.

Từ xưa trong mỗi gia đình đều có sẵn một chai dầu tràm (còn gọi là dầu tràm trà) phòng khi trong nhà có người mệt nhọc, đau mỏi, trẻ con trở chứng đau bụng, cảm gió… Điều đáng quý của loại dầu này là để lâu không cạn, trái lại càng lâu càng nồng đượm và tăng thêm dược tính.

1.Phòng cảm cúm hữu hiệu
Người già, trẻ nhỏ, bà bầu hay bà mẹ sau sinh cơ thể thường rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu, trước khi đi ra khỏi nhà, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh thoa một ít dầu tràm lên cổ và thái dương có tác dụng cản gió, phòng cảm cúm rất tốt.

Vào những ngày chuyển sang thu, mỗi lần tắm cho bé, mẹ có thể cho vào chậu nước tắm vài giọt dầu tràm để đề phòng cảm lạnh. Tắm xong bôi một ít vào thái dương, cho bé ngửi một ít dầu tràm để làm ấm cơ thể.

Với những người bị cảm có thể xông với dầu tràm để trị cảm, giảm sổ mũi, ngạt mũi. Lấy một thau nước nóng, trùm mền kín người rồi nhỏ các loại tinh dầu vào thau nước, xông cho đến khi đổ mồ hôi. Năm 2008, nghiên cứu tại Viện Pasteur Tp.HCM cho thấy hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm H5N1. Bộ Y tế cũng đã đưa dầu tràm vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh ở địa phương.

2.Giảm đau mỏi cơ bắp
Tại sao phải sử dụng thuốc giảm đau và hứng chịu tất cả các tác dụng phụ của nó khi bạn đã có liệu pháp giảm đau từ dầu tràm. Cũng chính nhờ công dụng này mà dầu tràm trở thành người bạn thân thiết của người già. Bên cạnh việc dùng dầu tràm pha loãng trực tiếp xoa bóp lên các cơ bắp đau nhức; hãy thêm vài giọt dầu tràm vào bồn tắm nước nóng và ngâm mình trong đó, các cơ bắp đau mỏi sẽ được thư giãn tối đa.

Ngoài ra, tinh dầu còn làm giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, giảm sự cứng khớp. Hoạt chất giảm đau, kháng viêm có trong dầu tràm cũng tỏ ra hiệu quả trong việc điều trị đau ống cổ tay, bỏng và bong gân nhẹ. Tuy nhiên, cần chú ý không dùng quá nhiều để tránh gây kích ứng da.

3.Bảo vệ da với chất khử trùng tự nhiên
Công trình nghiên cứu của TS. AR Penfold, một nhà hóa học tại Sydney, Úc (quê hương của dầu tràm) cho biết, dầu tràm mạnh hơn gấp 13 lần acid carbalic (chất khử trùng phổ biến vào những năm đầu thế kỷ 19) trong việc loại bỏ vi khuẩn.

Trị nấm trên da: Chỉ cần thêm 2 giọt dầu tràm vào nước tắm, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng nhiễm nấm hay vi khuẩn trên da. Với nấm bàn chân, hãy thoa dầu tràm trà vào những vùng da bị nấm để vi khuẩn không lan ra những vùng xung quanh.

4.Giảm đau ngứa do côn trùng cắn: 
Để làm tan những vết tấy đỏ và đau ngứa do muỗi hoặc côn trùng cắn, bạn chỉ cần thoa một ít dầu tràm lên vết cắn hoặc sử dụng dầu tràm như một biện pháp phòng chống.

5.Chữa bệnh vảy nến:
Tác dụng này được phát hiện nhờ các nhà khoa học Trung Quốc. Thử nghiệm trên 42 bệnh nhân mắc bệnh vảy nến (đã điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả) sau 12 tuần liên tục bôi các thành phần chiết xuất từ dầu tràm, các vùng tổn thương do vảy nến gần như đã bị loại bỏ hết với tỷ lệ phục hồi là 80%. Các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm ứng dụng nghiên cứu này vào điều trị rộng rãi.

6.Nhiễm trùng tai:
 Nhỏ giọt 2-3 giọt tinh dầu tràm vào 1/2 chén nước (hoặc nhiều hơn nếu bạn muốn). Nhẹ nhàng nhỏ hỗn hợp này vào tai, giữ nguyên trong 1 phút, nghiêng đầu cho nước chảy ra, để khô, lặp lại nhiều lần trong ngày. Xoa thêm dầu nguyên chất lên bề mặt ngoài của tai.

7.Trị ghẻ: 
Thoa dầu tràm nguyên chất lên các nốt ghẻ hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.

8.Trị gàu, đẹp tóc
Trong thành phần của tinh dầu tràm có các hoạt chất giúp nang tóc và da đầu được “khơi thông”, giữ độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Chỉ cần xoa dầu tràm vào da đầu, để qua đêm sẽ giúp giải quyết nhanh chóng những rắc rối do gàu mang lại. Các loại dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể ngăn ngừa gàu và loại bỏ chấy, phục hồi tóc khô và hư tổn.

9.Trị mụn và giảm nhờn hiệu quả
Mặc dù có chứa dầu nhưng dầu tràm không gây nhờn da (do được da thẩm thấu rất nhanh) mà ngược lại còn giúp làm se da, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm các giác bóng nhờn. Để trị mụn và chăm sóc da nhờn, bạn chỉ cần dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn, 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ngay cả mụn đầu đen và đầu trắng cũng bị dầu tràm loại bỏ dễ dàng. Bạn cũng có thể nhỏ 3 - 4 giọt dầu tràm vào sữa rửa mặt, sử dụng hàng ngày.

Dầu tràm cũng có tác dụng dưỡng da, giúp tái sinh tế bào bị lão hóa, giảm sẹo, mau lành vết thương. Để dưỡng da, bạn nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ.

10.Xử lý các vấn đề về răng miệng
Với khả năng kháng khuẩn cao nhưng vẫn an toàn cho cơ thể, tinh dầu tràm có thể chống hôi miệng, viêm lợi, giảm đau họng, đau răng.

Chống hôi miệng, viêm lợi: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm, súc miệng ngày 2-3 lần (lưu ý: không được uống). Đánh răng bằng kem đánh răng thông thường nhỏ thêm một giọt dầu tràm cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Đau, viêm họng: Súc miệng bằng tinh dầu tràm (8-10 giọt) pha loãng với nước. Thực hiện 2-3 lần trong 20 phút.

Giảm đau răng tạm thời: Nhỏ trực tiếp 1-2 giọt dầu tràm vào hốc răng bị đau hoặc nhỏ lên ngón tay và dùng ngón tay chà lên răng và xung quanh nướu. Hãy cẩn thận để không nuốt phải dầu.